DƯỢC LÝ HỌC

Đến các trang khác: Dược học, Dược động học, Dược lâm sàng, Thế giới Hóa học rộng lớn.

Về Dược lý học, thì đây có lẽ là phần mà mọi sinh viên khoa Dược nói chung, và các bạn học về thuốc, đều nghĩ rằng đây là phần kiến thức các bạn phải học. Đúng vậy. Với những ai có ước mơ học Dược, thì đây là phân môn mà có lẽ các bạn sẽ nghĩ đến đầu tiên: học về cơ chế tác động của thuốc. Thuốc làm gì trong cơ thể? Cơ thể đã làm gì thuốc? Thuốc có lợi và hại như thế nào đến cơ thể? Thì đây chính là phần môn học giải đáp cho tất cả các câu hỏi trên. Tại đây, mình xin trình bày về phần Dược lý học theo các nội dung sau:

  1. Các phân môn của Dược lý học
  2. Các kiến thức cơ sở cần phải biết
  3. Tầm quan trọng của Dược lý trong cuộc sống
  4. Tài liệu tham khảo

1. Các phân môn của Dược lý học

Như đã nói ở trên, Dược lý học (Pharmacology) giúp chúng ta trả lời 2 câu hỏi chính:

  • Thuốc đã làm gì trong cơ thể con người?
  • Cơ thể con người đã tác động như thế nào đến thuốc?

Tương ứng, Dược lý học cũng được chia làm 2 phân môn chính: Dược động học (Pharmacokinetics) và Dược lực học (Pharmacodynamics). Cụ thể hơn thì Dược động học nghiên cứu về số phận của thuốc trong cơ thể, còn Dược lực học thì nghiên cứu về tác động của thuốc lên cơ thể con người.

Ngoài ra thì có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tác động qua lại giữa con người và thuốc, cũng như có rất nhiều loại thuốc khác nhau, nên Dược lý học cũng được chia nhỏ thành nhiều phần nhỏ hơn. Chẳng hạn như Dược lý di truyền, Dược lý thời khắc, Dược lý Dược liệu, v.v.

  • Dược động học
  • Dược lực học
  • Dược lý di truyền
  • Dược lý thời khắc

2. Các kiến thức cơ sở cần phải biết

Dược lý học nghiên cứu về khá nhiều vấn đề giữa cơ thể và thuốc, do đó để có thể nắm vững được các kiến thức dược lý, thì các bạn cũng phải có một nền tảng vững chắc của các môn học sau:

  • Hóa Đại cương, Hóa hữu cơ, Hóa phân tích, Hóa lý.
  • Giải phẫu học, Sinh lý học, Miễn dịch học.
  • Hóa Dược, Dược liệu, Bào chế và Công nghiệp Dược.

Nói qua nói lại thì gần như là phải biết hết tất cả các môn rồi!!! Thật vậy, muốn hiểu rõ về Dược lý thì các kiến thức trên phải là các kiến thức các bạn đã có, từ đó bổ sung thêm. Nói là nắm vững kiến thức không có nghĩa là bạn phải cày cho đến khi thành một bậc thầy về các môn trên thì mới học Dược lý được. Nhưng chí ít thì bạn cũng phải có một hiểu biết cơ bản về các môn học ở trên, thì mới hiểu tường tận các vấn đề trong Dược lý học.

Nếu các bạn có thắc mắc gì về các môn học ở trên thì các bạn có thể tham khảo thêm ở các mục khác trên blog này nhé.

  • Dược động học
  • Dược lực học
  • Dược lý di truyền
  • Dược lý thời khắc

3. Tầm quan trọng của Dược lý trong cuộc sống

Trong cuộc sống của chúng ta, chắc hẳn ai cũng từng sử dụng rất nhiều loại thuốc, không phải thuốc ho thì cũng là thuốc cảm. Tuy nhiên sử dụng thuốc đúng hay không lại là nhiều chuyện khác. Chúng ta cùng xem xét về 2 loại thuốc sau nhé:

Sốt là tình trạng tăng nhiệt độ cơ thể cao hơn mức bình thường, và làm cho bạn cảm thấy rất khó chịu. Cơ thể khô ran, nóng, rất khó tập trung làm việc, v.v. Lúc này, việc đầu tiên các bạn nghĩ đến là nốc 1 viên Paracetamol nhanh thật nhanh vào. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu ngay sau đó, nhưng vài ngày sau thì bạn lại bị mắc một bệnh nhiễm trùng khác. Thực tế, khoa học đã chứng minh rằng, không nên uống Paracetamol ngay khi phát hiện sốt, mà chỉ nên uống trong trường hợp khẩn cấp. Nghe có vẻ vô lý?

Vì sao vậy? Đầu tiên chúng ta cần phải tìm hiểu xem sốt thực sự là gì!!! Để nói đơn giản thì khi cơ thể bị vi khuẩn xâm nhập, cơ thể sẽ tìm cách tống khứ vi khuẩn đó ra. Một trong những cách đó là tạo kháng thể tương ứng với kháng nguyên (vi khuẩn) (kiến thức Sinh lý nè) đang có trong cơ thể. Và, nhiệt độ làm tăng tốc độ phản ứng (kiến thức Hóa lý nè), hay nói cách khác nhiệt độ cơ thể tăng một chút để kích thích quá trình tạo kháng thể nhanh hơn. Vì vậy, nếu như bạn hạ sốt ngay lập tức, kháng thể không được hình thành → cơ thể không được bảo vệ khỏi vi khuẩn → bạn đã mắc các bệnh nhiễm do vi khuẩn đó gây ra.

Thực tế, chỉ có một số trường hợp được khuyến cáo cần phải hạ sốt ngay lập tức, và những trường hợp đó thì đều cần theo dõi sau khi hạ sốt. Còn đó là những trường hợp nào thì mời bạn đọc tiếp phần Dược lý nhé. 😛

Loại thuốc kháng viêm steroid này được kê trong khá nhiều loại bệnh có triệu chứng viêm. Trong thành phần của các loại kem trộn, các loại thuốc xức / bôi trên da hay niêm mạc cũng có thành phần dược chất thuộc nhóm này. Ngoài ra nó cũng bị lạm dụng trong rất nhiều trường hợp khác.

Để nói ngắn gọn thì tác dụng của thuốc kháng viêm steroid phải nói là rất tuyệt vời. Nó giúp chúng ta cảm thấy sảng khoái, phấn chấn vì nó hoạt động giống hormone cortisol trong cơ thể con người. Nó cũng giúp giảm các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau (viêm) vì cũng có tính kháng viêm, v.v. Với những tính chất này, uống một viên là cảm giác như được sống trở lại.

Thế nhưng ai đã từng đọc qua, hay có biết về tác dụng phụ, hoặc những biến cố xấu có thể xảy ra (ADR) khi dùng thuốc kháng viêm steroid thì mình chắc hẳn là người đó sẽ rất dè chừng khi được bác sỹ kê corticosteroid hoặc khi thấy trong thành phần của một loại mỹ phẩm đang sử dụng có corticosteroid. Thật vậy, corticosteroid có rất nhiều tác dụng phụ, có thể kể đến như sau:

  • Suy tuyến thượng thận
  • Loét dạ dày
  • Rối loạn cân bằng điện giải
  • Tăng đường huyết
  • Tăng huyết áp
  • Nhược cơ, teo cơ
  • Suy giảm hệ miễn dịch
  • Loãng xương
  • Tăng nhãn áp
  • Rạn da, nhăn da

Có lẽ mình sẽ lấy tác dụng phụ về việc suy tuyến thượng thận (trong trường hợp này là vỏ thượng thận) để phân tích. Khi học về sinh lý cơ thể người, chúng ta đều biết là tuyến vỏ thượng thận tiết ra 1 nhóm hormone được gọi là cortisosteroid. Hormone này giúp chúng ta tỉnh táo, làm việc tốt hơn, và giúp một ngày làm việc hiệu quả hơn rất nhiều. Và vì vậy, tuyến vỏ thượng thận hoạt động mạnh nhất vào lúc 8 – 9h sáng, giảm dần vào buổi chiều và bị ức chế hoàn toàn vào ban đêm. Nếu như chúng ta uống một loại thuốc hormone có cấu trúc giống cortisol (corticosteroid) vào buổi tối, thì sáng hôm sau, khi ta thức dậy, thuốc sẽ báo hiệu cho tuyến thượng thận là cơ thể đã đủ hormone rồi, không cần tiết thêm corticosteroid nữa → tuyến thượng thận bị ức chế. Nếu bị ức chế lâu ngày, tuyến thượng thận không được làm việc, không được “tập thể dục” (giống như việc cơ không vận động lâu ngày bị teo) dẫn đến tình trạng suy tuyến thượng thận. Và tác hại của tình trạng suy tuyến thượng thận này không hề nhỏ đâu nhé các bạn.

Đây chỉ là ví dụ, có lẽ các bạn cần phải đọc thêm để thực sự hiểu rõ về thuốc kháng viêm steroid. Chứ nếu như nó thật sự độc hại như vậy thì tại sao con người dùng nó làm thuốc vậy ha? :-3

Đấy, thấy chưa? Biết về Dược lý học giúp ích cho bạn rất nhiều trong cuộc sống đấy. Dĩ nhiên là bạn sẽ nghĩ rằng có bác sỹ, dược sỹ lo hết rồi. Thế nhưng, bản thân bạn cũng cần phải có chút ít kiến thức để tự lo cho bản thân trước đúng không nè? 😛

  • Dược động học
  • Dược lực học
  • Dược lý di truyền
  • Dược lý thời khắc

4. Tài liệu tham khảo

Về tài liệu tham khảo Dược lý, thì các bạn có thể tìm rất nhiều nguồn sách. Dưới đây mình sẽ liệt kê sách, và một số website bạn có thể tham khảo về Dược lý.

  • Giáo trình Dược động học, khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Giáo trình Dược lý 1, Dược lý 2, khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Dược lực học (tập 1 và 2), Trần Thị Thu Hằng, Nhà xuất bản Phương Đông, 2018.
  • Goodman and Gilman’s: The Pharmacological Basis of Therapeutics, Laurence L. Brunton, Randa Hilal-Dandan, Björn C. Knollmann.
  • Dược động học
  • Dược lực học
  • Dược lý di truyền
  • Dược lý thời khắc

Chúc các bạn học thật giỏi môn học này. 😛

Total Page Visits: 2687
error: Content is protected !!
DMCA.com Protection Status