Đôi lời nhắn nhủ
Các lĩnh vực của Hóa học nói riêng, và khoa học nói chung, rất rộng; và Hóa học cũng đang ngày càng phát triển thêm nhiều lĩnh vực mới. Thế nên có lẽ chẳng bao giờ các bạn có thể biết hết mọi thứ về Hóa được. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu như không có bất kỳ vấn đề nào của Hóa học mà chỉ liên quan đến một lĩnh vực duy nhất. Tất cả các phân môn của Hóa học đều có sự liên quan chặt chẽ với nhau, như các liên kết hóa học vậy.
Vậy thì làm sao chúng ta có thể tiếp cận được kiến thức của các lĩnh vực Hóa học khác với chuyên ngành của mình? Biết rằng sự học là mãi mãi, nhưng cũng sẽ chẳng có ai lên lớp các bạn mãi mãi. Các bạn cần phải biết tự học nhiều hơn là học từ người khác. Vì vậy, mình (hay blog Nghiện Hóa học) quyết định viết thêm trang này để các bạn có thể có những trang để tra cứu, và tham khảo các thông tin một cách tốt nhất.
Mục tiêu của trang này là dành cho các bạn đang học về chuyên ngành Hóa, hoặc các bạn làm nghiên cứu về Hóa học có thể tìm thêm tài liệu tham khảo, về bài báo khoa học hoặc là về kiến thức còn thiếu sót. Do vậy, mình sẽ không gợi ý các tài liệu tham khảo dành cho các bạn học sinh THCS hay THPT.
Một lưu ý nhỏ là mình không ủng hộ việc xài bản lậu free, cả online lẫn offline. Các nhà khoa học, các giáo sư, giảng viên đã tốn hàng tháng, hàng năm và thậm chí hàng chục năm để viết ra được một quyển sách chắt lọc cực kỳ hay để các bạn đọc. Vậy thì các bạn cũng nên ủng hộ họ bằng cách dùng tiền của chính mình để mua sách tham khảo, thay vì cứ tải bản lậu hay bản photocopy rồi đọc. Hành động như vậy thì mình phải gọi là xúc phạm nặng đến tác giả đó. Mong rằng độc giả của blog mình không làm như vậy.
Giáo dục nên được miễn phí, nhưng miễn phí hoàn toàn thì sẽ không còn nghề giáo nữa.
Các tài liệu tham khảo
Tại đây mình sẽ liệt kê một số trang tham khảo mà mình cảm thấy đáng tin cậy nhất. Phần lớn những tài liệu này đều là các tài liệu mà mình / website có sử dụng để tham khảo cho các bài viết / tài liệu / bài giảng của mình. Trang này sẽ được cập nhật thường xuyên nhất có thể.
Trang web:
- IUPAC: Trang này có vẻ rất quen thuộc với mọi người rồi. IUPAC là nơi mà các khái niệm, định nghĩa, tên gọi về Hóa học được thống nhất. Một số thông tin các bạn có thể tra khảo trên IUPAC như sau:
- IUPAC Gold Book: Thống nhất về các khái niệm, định nghĩa của Hóa học.
- IUPAC Green Book: Các đại lượng, đơn vị và ký hiệu trong Hóa Lý và các phụ lục.
- Danh pháp Hóa học Vô cơ (IUPAC Red Book): Các quy tắc về gọi tên các hợp chất vô cơ (có phiên bản pdf download free tại trang IUPAC).
- Danh pháp Hóa học Hữu cơ (IUPAC Blue Book): Tại trang này là những phiên bản về tên gọi các hợp chất hữu cơ. Phần này không có bản pdf free, mà nếu cần thì các bạn có thể đặt mua sách (trên amazon.com hoặc các trang khác).
- Khái niệm và thuật ngữ trong Hóa Phân tích (IUPAC Orange Book).
- Thuật ngữ và danh pháp trong Hóa học Polymer (IUPAC Purple Book): phiên bản pdf download free.
- Thuật ngữ và danh pháp trong thí nghiệm lâm sàng (IUPAC Silver Book). (cái này mình không rõ)
- Danh pháp Hóa sinh học (IUPAC White Book).
- Nguyên tắc về danh pháp trong Hóa học.
Sách:
- Các bạn có thể xem và đặt mua các phiên bản sách của IUPAC đã liệt kê ở trên.
Trang web:
Sách:
Trang web:
Sách:
- Bộ sách Hóa học Vô cơ của tác giả Hoàng Nhâm: Đây có lẽ là bộ sách cực kỳ nổi tiếng đối với dân chuyên Hóa và các bạn học Đại học ngành Hóa.
- Bộ sách Hóa học Vô cơ của tác giả Nguyễn Đức Vận, Triệu Thị Nguyệt:
Trang web:
Sách:
Trang web:
Sách:
Trang web:
Sách:
Trang web:
Sách:
Trang web:
Sách:
Trang web:
- Về Hóa học thực nghiệm:
- Chemix: Đây là trang web dùng để vẽ các dụng cụ thực hành thí nghiệm trong Hóa học. Chỉ cần bạn log in và bạn có thể sử dụng tất cả các hình vẽ trong đó.
Sách:
Cập nhật và bổ sung sau.
Trong thời gian sắp tới, mình hy vọng sẽ có một chút thời gian để viết bài review của chính mình về một số sách / trang web mà mình liệt kê ở đây. Điều đó sẽ xảy ra, nhưng trong một tương lai khá xa 😛
Cảm ơn các bạn đã tham khảo trang này. :-3
BÌNH LUẬN MỚI NHẤT